Loading...

Cách trồng Ớt Kiểng Lùn - Biquinho Đỏ (Capsicum chinense)

 
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY ỚT NGỌT
Ớt ngọt sống khỏe ở đất thoát nước tốt, giàu hữu cơ, ở pH 6.5. Nên bón nhiều photpho và canxi để cho kết quả tốt nhất. 
1. GIEO HẠT:
1.1 VẬT LIỆU GIEO HẠT
• Giá thể: xơ dừa hoặc đất sạch chuyên dùng cho vườn ươm được sử dụng gieo hạt, trộn cùng Trichoderma và G-Uptake
• Vỉ sốp 84 lỗ 
• Hạt giống

1.2 QUY TRÌNH GIEO HẠT
Cho giá thể vào vỉ xốp, nén vừa tay (không nén quá chặt hoặc quá lỏng) sao cho mặt trên của giá thể cách vỉ xốp khoảng 0.5 cm, kiểm tra độ ẩm của giá thể trước khi cho vào vỉ
Tiến hành gieo hạt sao cho hạt giống không nằm quá sâu hoặc quá cạn so với bề mặt của vỉ xốp, gieo hạt vào giữa lỗ của vỉ xốp và đặt hạt nằm ngang, mỗi lỗ một hạt.
Sau khi hoàn tất gieo hạt, tất cả các vỉ được mang đi ủ. Trong giai đoạn này, cần cung cấp cho hạt có một môi trường ổn định, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và gió cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm tối ưu.
Không tưới phân hay thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn nảy mầm của cây.

1.3 THEO DÕI & CHĂM SÓC
• Sau khi hạt đã nẩy mầm, mang vỉ xốp ra bàn ươm. 
• Kiểm tra cây giống hằng ngày 
• Tùy thuộc vào độ khô của giá thể mà đưa ra quyết định tưới cho phù hợp. Lưu ý, không sử dụng cường độ dòng tưới quá mạnh để tránh tình trạng giá thể bị xói mòn và hư hại cây. 
• Từ lúc hạt nảy mầm đến giai đoạn có lá mầm, chỉ tưới bằng nước sạch. 
• Giai đoạn cây có lá thật (lá thật khoảng 1 cm): Bắt đầu tưới phân Gega 33-11-11 để cung cấp dinh dưỡng đa lượng cho cây hoặc F-intake hòa nước tưới 
• Lưu ý: Không sử dụng nước để tưới cho cây con khi đã bắt đầu tưới phân

ĐIỀU KIỆN CÂY GIỐNG
Cây giống phát triển đồng đều, không bị ngộ độc, không bị rối loạn sinh lý, rễ nhiều và trắng ở đầu rễ.

2. CHUẨN BỊ TÚI GIÁ THỂ
2.1 GIÁ THỂ CHƯA QUA SỬ DỤNG
• Loại giá thể: nên sử dụng loại giá thể xơ dừa đã qua xử lý hoặc chưa xử lý. Đối với giá thể chưa qua xử lý thì cần xử lý chát và mặn trước khi trồng. 

2.2 GIÁ THỂ CŨ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
• Giá thể trồng ở vụ trước, được để khô sau khi đã kết thúc vụ trước, cắt gốc và rễ cọc của cây vụ trước. 

3. TRỒNG CÂY
• Mật độ: 4 cây/m2 • Thời gian trồng: Trồng cây vào lúc chiều mát

4. CHĂM SÓC CÂY
Khoảng 10 - 15 ngày sau khi trồng tiến hành treo cây bằng dây hoặc treo lên giàn
4.1 TỈA CHỒI
• Loại bỏ tất cả các chồi dưới chạng 3 của cây. 
• Khuyến cáo để 2 thân chính/cây, tỉa tất cả các chồi phụ còn lại. 
• Mắt một tỉa để 1 lá ở thân chính và tỉa hết chồi bên. Đối với những chồi bên ở mắt tiếp theo giữ một lá ở thân chính và 2 lá ở thân phụ (tỉa bỏ phần chồi phụ).

4.2 TỈA QUẢ
• Về cơ bản trái bị tỉa bỏ là những trái bị sâu, dị dạng và số lượng trái trên cây quá nhiều, thường một mắt sẽ để một trái. 
• Việc tỉa trái cần được tiến hành một cách thường xuyên từ khi bắt đầu đậu trái đến lúc thu hoạch và được thực hiện xuyên suốt trong mùa vụ.

5. SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP & GIẢI PHÁP
5.1 BỆNH NẤM PHẤN TRẮNG
TRIỆU CHỨNG Bệnh xuất hiện xuất hiện phá hoại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu xuất hiện những đốm trắng (không bị giới hạn bởi gân lá) ở mặt dưới của lá già trước, sau đó lan nhiều ra những lá khác, các lá bệnh chuyển từ xanh sang lá vàng và dễ rụng.
NGUYÊN NHÂN Gây ra bởi nấm: Leveillula taurica. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, lây từ tàn dư thực vật, các vườn lân cận.

5.2 BỆNH THÁN THƯ 
TRIỆU CHỨNG 
• Vết bệnh hình tròn, hoặc bầu dục, có màu vàng nâu. 
• Khi bệnh nặng các vết bệnh mở rộng, tuy nhiên vẫn duy trì hình tròn, xung quanh vết bệnh xuất hiện các vòng tròn đồng tâm có màu vàng nâu, màu cam hoặc màu đen
NGUYÊN NHÂN Gây ra bởi tổ hợp nấm Colletotrichum spp

5.3 LỞ CỔ RỄ
TRIỆU CHỨNG Thân cây có sẫm màu hoặc màu trắng, thân bị teo lại, cây con bị đổ, chết 
NGUYÊN NHÂN Do nấm: Rhizoctonia solani,Pythium spp, Fusarium oxysporum

5.4 BỌ PHẤN GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Con trưởng thành thường đậu ở mặt dưới của lá. Những chỗ có bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng.

5.5 RỆP GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Rầy mềm tập trung ở mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho cây có các vết thâm đen trên lá và còi cọc. 

5.6 BỌ TRĨ GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Triệu chứng gây hại thường làm cho bề mặt lá bị co lại, có vết sẹo nhỏ không đều trên bề mặt lá. Ngoài ra, bọ trĩ làm cho trái sau khi đậu bị dị dạng, có các vết sẹo nhỏ trên bề mặt của trái.

5.7 NHỆN ĐỎ GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Nhện đỏ gây hại chủ yếu ở phần lá gần ngọn của cây và có xu hướng di chuyển lên những lá phía trên. Lá bị nhện gây hại bị mất diệp lục, nhện nằm ở mặt dưới của lá và phát triển mật độ nhanh khi nhiệt độ lên cao, thời tiết khô. 

5.8 NHỆN TRẮNG GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Nhện trắng thường gây hại trực tiếp vào chồi non, lá non. Trên ớt ngọt bị nhện trắng gây hại, chồi non chậm phát triển, lá co và nhăn lại, lá nhỏ, màu lá nhạt hơn bình thường. 
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Vệ sinh đồng ruộng, phát quang quanh khu vực trồng. Áp dụng biện pháp IPM.

5.9 SÂU BƯỚM 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Sâu thường cắn phá các lá non và chồi của cây ớt tạo thành các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lá, hoặc trái. 

6. RỐI LOẠN SINH LÝ THỐI ĐÍT TRÁI 
NGUYÊN NHÂN Thiếu Canxi 
THÚI QUẢ HOẶC ĐẬU QUẢ KÉM 
NGUYÊN NHÂN Thiếu ánh sáng, thiếu nước và không đủ chất dinh dưỡng